Kể từ tháng 11/2023, có nhiều điểm sửa đổi liên quan đến điều kiện nhận thẻ lao động dành cho người có bằng nghề và bằng đại học trở lên, điều kiện cấp thẻ xanh, mở rộng các ngành nghề thiếu nhân lực và tạo điều kiện đoàn tụ gia đình. Bộ luật gồm 3 phần, có hiệu lực từ tháng 11/2023, tháng 3/2024 và tháng 6/2024. 

1. Hiệu lực từ tháng 11/2023:
Điều kiện thẻ xanh châu Âu: Giảm mức lương tối thiểu để được nhận thẻ xanh dành cho người có bằng đại học trở lên chỉ còn: 39.682,8 Euro (2023) đối với các ngành nghề thiếu nhân lực HOẶC là sinh viên mới tốt nghiệp (ví dụ vừa nhận bằng đại học trong vòng ba năm đổ lại) và 43.800 Euro (2023) ở các ngành không thiếu nhân lực (ví dụ kinh tế…)
Riêng đối với chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tiun: được cấp thẻ xanh EU dù không có bằng Đại học, chỉ cần chứng minh tối thiểu 3 năm kinh nghiệm. Mức lương tối thiểu để được cấp thẻ xanh tương tự như trên: 39.682,8 Euro (2023)
Mở rộng danh sách ngành nghề thiếu nhân lực: ngoài các ngành hiện tại ( Toán, Tin, Kỹ thuật, Tự nhiên, Y tế) có thêm một số ngành: sếp trong một số ngành nghề, bác sĩ thú y, dược sĩ, giáo viên,… Danh sách đầy đủ mình để dưới comment. Với các ngành nghề này, điều kiện được cấp thẻ xanh nếu đủ mức lương 39.682,8 Euro (2023).
Quyền lợi của thẻ xanh do nước khác cấp: được nhập cảnh và cư trú tại Đức đến 90 ngày nếu mục đích cư trú liên quan đến công việc. Nếu đã cư trú ở một nước châu âu khác bằng thẻ xanh châu âu tối thiểu 12 tháng, có thể chuyển sang cư trú dài hạn tại Đức và xin thẻ xanh của Đức.
Thẻ xanh bảo lãnh người thân dễ dàng hơn và quyền lợi không đổi: sau 33 tháng có thể xin thẻ vĩnh trú (Niederlassungserlaubnis), hoặc 21 tháng nếu có trình độ tiếng Đức B1.
Thẻ lao động 18a (với bằng nghề) và thẻ lao động 18b (với bằng cấp cao – đại học trở lên): Về cơ bản, nới lỏng yêu cầu bằng cấp phải tương đương với ngành nghề (ngoài trừ các ngành đặc thù như điều dưỡng, bác sĩ, giáo viên,.. phải có bằng cấp đủ tiêu chuẩn).
2. Hiệu lực từ tháng 03/2024:
Thẻ cư trú trong lúc công nhận bằng cấp (16d Abs. 1 AufenthG): được tăng thành 24 tháng ( trước đây là 18 tháng). Được lao động trong lúc chờ công nhận bằng cấp.
Chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin: chỉ cần chứng minh 2 năm kinh nghiệm và không cần chứng minh trình độ tiếng.
Đối với nghề điều dưỡng: tuyển thêm điều dưỡng viên đến từ nước thứ 3 nếu tốt nghiệp bằng nghề tại Đức hoặc bằng cấp của họ ở nước sở tại được công nhận tại Đức ( như Việt Nam). Ngoài ra điều dưỡng viên sau khi tốt nghiệp ở Đức có thể xin cấp „thẻ tìm việc“ có hạn lên đến 18 tháng.
Rút ngắn thời gian xin thẻ vĩnh trú (Niederlassungserlaubnis/Unbefristet): Lao động nhập cư với bằng cấp nước ngoài có thể xin thẻ vĩnh trú sau 3 năm lao động (trước đây là 4 năm). Nếu đang có thẻ xanh thì sau 27 tháng (21 tháng với tiếng Đức B1). Đối với người tốt nghiệp bằng nghề/ đại học tại Đức, điều kiện không thay đổi – sau 2 năm lao động.
Đoàn tụ gia đình: Nếu thẻ lao động/ thẻ xanh được cấp sau ngày 01.03.2024, người được cấp thẻ có thể bảo lãnh dài hạn vợ chồng không cần chứng minh diện tích nhà và cả bố mẹ.
Đối với sinh viên: Thay vì chỉ được làm việc 120 ngày toàn thời gian /240 ngày bán thời gian, được tăng thành 140 ngày/280 ngày kể từ tháng 3/2024. Ngoài ra sinh viên đang học dự bị đại học cũng như tìm trường cũng sẽ được làm thêm.
Đối với Azubis: Thay vì được làm thêm 10 tiếng như trước đây có thể làm đến 20 tiếng/ tuần kể từ tháng 3/2024
3. Hiệu lực từ tháng 6/2024:
Nhiều luật mới sẽ được áp dụng như „thẻ cơ hội tìm việc“