Việc công nhận bằng cấp đã đào tạo tại nước ngoài (bằng nghề hoặc bằng Đại học) là con đường để lao động nước ngoài có chuyên môn được làm việc tại Đức.
Ứng viên sẽ được cấp giấy phép cư trú theo diện công nhận bằng nếu đạt được các điều kiện sau:
- Bằng nghề được công nhận ở nước của mình với thời gian đào tạo tối thiểu là 2 năm;
- Bằng tiếng Đức tối thiểu A2;
- Hợp đồng làm việc;
- Doanh nghiệp nhận lao động và người làm cam kết cùng nhau làm thủ tục xin công nhận bằng sau khi tới Đức, hoàn thành việc đào tạo thêm những gì còn thiếu xong xong trong quá trình làm việc.
Các thay đổi mới của điều 16d Luật cư trú
Trang 24: Điều §16d: vào Đức để thực hiện công nhận bằng
Được cấp phép cư trú tới 24 tháng (thay vì chỉ tới 18 tháng) và có thể được gia hạn thêm 12 tháng (thay vì 6 tháng)
Cụ thể:
Người nước ngoài được cấp quyền cư trú để thực hiện quy trình công nhận bằng cấp, song song với làm một công việc theo chuyên môn của mình, nếu
- Có bằng nghề được công nhận ở nước của mình với thời gian đào tạo tối thiểu là 2 năm, hoặc có bằng đại học được công nhận ở nước của mình,
- Có một nơi mời làm việc cụ thể,
- Có một thỏa thuận giữa người nước ngoài và doanh nghiệp nhận lao động, trong đó: người nước ngoài tự cam kết rằng muộn nhất là sau khi tới Đức sẽ bắt đầu thực hiện ngay quy trình công nhận bằng tại cơ quan hữu quan theo quy định của Liên Bang và các Bang; Doanh nghiệp nhận lao động cam kết tạo điều kiện để người nước ngoài thực hiện được việc đào tạo nâng cao đáp ứng cho đòi hỏi công nhận bằng xong xong trong thời gian làm việc.
- Doanh nghiệp nhận lao động phải đủ điều kiện thích hợp cho việc đào tạo hoặc đào tạo nâng cao.
- Người nước ngoài có đủ khả năng về tiếng Đức đáp ứng cho công việc của mình, nhưng tối thiểu là A2.
- Được sở lao động đồng ý cấp phép.
Chú thích:
- Bằng tiếng Đức tối thiểu A2: là yêu cầu tối thiểu theo luật; Doanh nghiệp có thể yêu cầu cao hơn, tùy thuộc vào từng ngành nghề; Để có thể bắt đầu làm việc được, song song với học nâng cao làm chuyển đổi bằng, thì tiếng Đức tối thiểu phải đạt trình độ B1, với ngành Điều dưỡng thì tối thiểu phải đạt trình độ B2.
- Doanh nghiệp nhận lao động phải đủ điều kiện thích hợp cho việc đào tạo hoặc đào tạo nâng cao: nhiều Doanh nghiệp nhỏ không có đủ điều kiện này và do vậy cần liên kết lại với nhau để thực hiện được.
- Công việc phải phù hợp với bằng cấp đã có, trả lương theo quy định về mức lương tối thiểu cho từng ngành nghề.
- Các ngành không yêu cầu chứng chỉ hành nghề, như Chế biến món ăn, phục vụ nhà hàng, Làm đẹp, thợ Điện, nước, xây dựng,…: có bằng nghề hệ 2 năm trở lên cộng thêm 2 năm kinh nghiệm thì được làm việc luôn như là Nhân lực chuyên môn, không cần phải làm thủ tục công nhận bằng tại Đức
- Các ngành cần chứng chỉ hành nghề là: Điều dưỡng, Y, Vật lý trị liệu, Mầm non,…
Nguồn: https://www.bmi.bund.de/SharedDocs/kurzmeldungen/DE/2023/06/fachkraefteeinwanderungsgesetz-bt.html
FAVI sơ lược và dịch