Đẩy mạnh hơn nữa làn sóng nhập cư dành cho lao động lành nghề

Thứ 5, 27.04.2023, Quốc hội liên bang Đức đã thảo luận dự thảo luật nhằm thức đẩy hơn nữa việc tạo điều kiện cho các lao động lành nghề nhập cư (văn bản số 20/6500).

Bộ trưởng Nội vụ liên bang Đức: Đức là một nước nhập cư

„Đức là một nước nhập cư“ – bà Nancy Faeser/ Bộ trưởng Nội vụ liên bang Đức (SPD) nhấn mạnh ngay đầu buổi tranh luận. Việc phủ nhận điều này trong một thời gian dài là một sai lầm, chúng ta có thể cảm nhận được điều này rất rõ ràng. Bà Faeser nói: “Chúng ta thiếu hàng trăm nghìn lao động có chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhau. Đức hiện không phải là điểm đến hàng đầu của lao động nước ngoài lành nghề vì luật pháp của chúng ta có nhiều rào cản đối với lao động lành nghề có trình độ. “Chúng ta muốn thay đổi điều đó,” theo bà Bộ trưởng.

Các quốc gia nhập cư nổi tiếng như Canada đang có những lời đề nghị nhập tịch hấp dẫn dành cho lao động có tay nghề cao. Ngoài ra, Đức cũng cần phải tạo cho người lao động cảm giác thoải mái và được chào đón tại đây, kể đến cả môi trường xã hội tương ứng. Chính phủ cần có chủ trương thay đổi, „để chúng ta có thể có một bộ luật nhập cư hiện đại nhất trên thế giới“ – bà Faeser chia sẻ.

Đảng đoàn Union: cảnh báo việc „Hạ thấp“ và lợi dụng

Chủ tịch đảng đoàn (CDU/CSU) Alexander Throm chỉ trích việc Quốc hội đang có kế hoạch hạ tiêu chuẩn về bằng cấp đối với người nhập cư. Việc này có thể dẫn đến việc nhập cư những người tiêu chuẩn thấp. Theo viện nghiên cứu thị trường lao động và nghề nghiệp (IAB) nước Đức đang có khoảng 1,8 triệu chỗ trống việc làm cần tuyển dụng. 80% trong đó yêu cầu bằng tốt nghiệp nghề hoặc tốt nghiệp Đại học. Chỉ 20% là dành cho những người không có bằng cấp. „Chúng ta có thể tận dụng từ nguồn lực đang ở sẵn nước Đức hoặc đang đến với chúng ta hàng ngày“ – theo ông Throm. Đối với 80% nhân lực mà nền kinh tế cần thì bộ luật này gần như không đáp ứng được gì.

Ông Throm cũng không nhìn thấy mục đích trong việc so sánh với Canada. Ở đó có quá nhiều người nhập cư có trình độ do vậy họ sẽ chọn được những người tốt nhất thật sự. Quốc hội ngược lại đang kế hoạch hạ tiêu chuẩn xuống mức tối thiểu và không bảo vệ được hệ thống xã hội Đức trước việc bị lợi dụng.

Đảng xanh Grüne: Chúng ta cần nhân lực trong mọi lĩnh vực

Bà Katharina Dröge (Bündnis 90/ Die Grüne) phản biện ý kiến của ông Throm, rằng chúng ta cần một văn hóa chào mừng chứ không phải là một bầu không khí bài xích. Lao động có chuyên môn tới Đức làm việc và đóng thuế cũng như các khoản bảo hiểm xã hội, như vậy là họ thậm chí còn làm vững chắc thêm hệ thống xã hội. Nếu đã muốn tạo ra triển vọng thì có thể không nói về việc „đổ đống hộ chiếu“. Việc đó sẽ thúc đẩy việc chống lại những người „từ lâu đã đóng góp một thời gian dài cho cộng đồng của chúng ta“. Chính văn hóa này sẽ khiến cho những người lao động có chuyên môn lựa chọn một đất nước khác.

Bà Dröge nói tiếp: Trong nền kinh tế không chỉ là vấn đề nhân lực. „Chúng ta cần nhân lực trong mọi lĩnh vực.“ Điều này ai cũng có thể nhìn thấy dọc khắp đất nước này. Đây là kết quả của 16 năm qua với hệ chính trị Đảng Đoàn. „Các ngài sẽ tiếp tục hủy hoại vị thế kinh tế của nước Đức, nếu các Ngài tiếp tục làm vậy.“ Dröge ý nhị nói với đảng Đoàn.

AfD: Ở nơi khác sẽ sống tốt hơn

Theo đánh giá của bà Gerrit Huy (AfD) thì bộ luật này khi hạ yêu cầu thì „những người nhập cư có trình độ khá thấp sẽ tới với chúng ta.“ Bà Huy thấy có nguyên do khác cho việc nhân lực có chuyên môn sẽ đi tới các nước khác. „Họ có thể kiếm được thu nhập sau thuế nhiều hơn ở nơi khác“. Theo OECD thì Đức là nước đứng thứ 2 trên thế giới về đóng thuế và các khoản an sinh xã hội.

Tình hình an ninh ngày càng trở nên tệ hơn ở các thành phố, hệ thống giáo dục không đủ, thiếu nhà ở và tiền thuê nhà cao là những nguyên do còn lại. Ủy viên Đảng AfD cho rằng „Ở nơi khác sẽ sống tốt hơn“. Ngày càng nhiều người Đức nhận ra điều này, và sẽ rời bỏ đất nước „hàng loạt“. „Đơn cử trong năm qua là 185.000 người.“ „Về lâu dài những người nhập cư kém chất lượng hơn sẽ cảm thấy thoải mái như ở nhà trong hệ thống xã hội Đức“ – bà phỏng đoán.

FDP: Phải cải thiện nước Đức

Từ góc độ kinh tế thuần túy, Đức buộc phải là quốc gia nhập cư – TS. Lukas Köhler (FDP) nhấn mạnh. “Chúng ta phải cải thiện nước Đức” – ông yêu cầu. Ủy viên FPD chỉ trích Đảng Đoàn vẫn đang cố gắng tỏ ra rằng chỉ cần dựa vào làn sóng di cư từ châu Âu có thể giải quyết được vấn đề qua việc chuyển đổi nhân khẩu. „Thật điên rồ. Việc này sẽ không thể thực hiện được“ ông Köhler nói. Chúng ta cần cả những người ngoài các nước châu Âu.

Từ lâu rồi đã không chỉ đơn thuần là thiếu lao động có tay nghề, mà đơn giản là thiếu lao động. „Chúng ta khắp muôn nơi có quá ít người, những người có thể làm những công việc được trả lương cao.“ Köhler tuyên bố, dự thảo luật sẽ còn “tốt đẹp hơn” trong vòng nghị viện. „Sự hấp dẫn của quốc gia sẽ quyết định việc người ta có thực sự muốn tới với chúng ta không.“

Linke: Điều kiện làm việc và mức lương tốt là nền tảng

Đối với bà Susanne Ferschl (Die Linke) thì điều kiện làm việc tốt và mức lương xứng đáng cho công dân trong nước và người lao động nước ngoài phải là nền tảng cho việc nhập cư của lao động có chuyên môn. Đúng là cần lao động có chuyên môn và thị trường lao động phải được mở cửa.

„Nhưng tôi chỉ có hiểu biết hạn chế về tiếng kêu cứu của các hiệp hội người sử dụng lao động“, bà Ferschl cho biết. Tình trạng cũng không quá kịch tính như đang mô tổ. Chỉ 26 trong 144 nhóm nghề là thật sự thiếu lao động. Mặc khác thiếu lao động chủ yếu là do „lương thấp và điều kiện làm việc tồi tệ“. Không được lạm dụng bộ luật này để hạ lương ngầm, như việc diễn ra ở Tây Balkan.

Heil cảnh báo việc thiếu lao động lành nghề kìm hãm sự phát triển

Bộ trưởng Lao động liên bang Hubertus Heil (SPD) cho biết những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ em sẽ nghỉ hưu vào năm 2025.

„Nếu chúng ta không thực thi, thì cho tới năm 2035 chúng ta sẽ thiếu 7 triệu lao động“ – ông nói. „Việc thiếu hụt này sẽ kìm hãm sự phát triển. Và chúng ta không muốn điều đó“.

SPD: Đảng đoàn là một mối nguy cho nền kinh tế

Dirk Wiese (SDP) chỉ trích Đảng đoàn. „Họ cố gắng làm mọi điều có thể để ngăn cản việc nhập cư vào Đức“. Do vậy Đảng đoàn là mối nguy cho nền kinh tế Đức. Wiese cho rằng việc thiếu văn hóa chào đón là một trong những lý do khiến những người lao động lành nghề tránh nước Đức. Theo các nghiên cứu, thì lao động có chuyên môn nước ngoài thiếu sự hòa nhập xã hội. 2/3 cũng từng bị phân biệt đối xử trong cuộc sống hàng ngày.